Wednesday, August 31, 2011

Bộ sưu tập ứng dụng đẹp mắt trên desktop | Bo suu tap ung dung dep mat tren desktop

Bộ sưu tập ứng dụng đẹp mắt trên desktop | Bo suu tap ung dung dep mat tren desktop

Nếu muốn tìm những công cụ vừa để trang trí cho Windows, vừa giúp việc sử dụng máy tính được thuận tiện hơn, bạn không nên bỏ qua bộ sưu tập các gadget đẹp mắt và thú vị dưới đây. Nếu đang sử dụng smartphone, hẳn bạn đã quen thuộc với khái niệm gadget, là các ứng dụng nhỏ hiển thị trên màn hình chủ của điện thoại, giúp bạn dễ dàng khai thác các chức năng của điện thoại.

Tương tự, Windows Gadget là các ứng dụng nhỏ, nằm trên desktop của Windows, ngoài việc cung cấp các chức năng đơn giản để sử dụng máy tính được thuận tiện hơn, các gadget còn là một công cụ để trang trí cho màn hình càng thêm sinh động.

Bộ sưu tập các gadget dưới đây không chỉ mang đến cho bạn hàng loạt những ứng dụng nhỏ và hữu ích trên desktop mà còn giúp desktop trở nên đẹp mắt và sinh động hơn.

Download bộ ứng dụng gadget tại đây.

Sau khi hoàn tất quá trình cài đặt, phần mềm sẽ bắt đầu quá trình kiểm tra xem hệ thống có đủ sức chạy ứng dụng hay không. Bạn có thể không cần quan tâm đến quá trình này và nhấn nút Close hoặc chờ trong giây lát nhấn OK để bỏ qua.

Quay trở lại desktop của Windows, bạn sẽ thấy danh sách các ứng dụng nằm xung quanh trên màn hình với giao diện mờ ảo khá đẹp mắt.



Bạn có thể kéo và di chuyển các ứng dụng đến bất kỳ vị trí nào trên màn hình mà mình muốn. Bạn có thể sắp xếp vị trí các ứng dụng sao cho thuận tiện với quá trình sử dụng nhất.

Nếu có 1 ứng dụng nào mà bạn không muốn hiển thị, chỉ việc kích chuột phải lên đó và nhấn Close Gadget.



Để kích hoạt lại các ứng dụng đã đóng trước đó, bạn mở kích chuột phải lên 1 khung ứng dụng bất kỳ, chọn More Gadget. Hộp thoại chính của phần mềm hiện ra. Tại đây bạn có thể chọn bất kỳ ứng dụng nào mà mình muốn để đưa trở lại ra màn hình desktop.



Trong số các ứng dụng do phần mềm cung cấp có khá nhiều ứng dụng hữu ích như các ứng dụng để hiển thị mức độ sử dụng tài nguyên hệ thống, tốc độ của hệ thống, các ứng dụng về thời tiết, đồng hồ, lịch hay các ứng dụng hiển thị dung lượng pin của laptop, tốc độ kết nối Internet…

Để đăng nhập vào ứng dụng email (để kiểm tra mail ngay trên ứng dụng), bạn kích đôi vào biểu tượng ứng dụng này rồi điền thông tin đăng nhập hộp thư.



Tương tự, với ứng dụng hiển thị thông tin về thời tiết, bạn kích đôi vào biểu tượng của ứng dụng, điền tên thành phố và quốc gia và mình đang sống vào hộp thoại để khai báo thông tin.

Trong trường hợp bạn muốn ẩn dấu đi các biểu tượng trên Windows, chỉ để giữ lại các khung ứng dụng, tương tự như trên giao diện chủ của smartphone, bạn kích chuột phải vào 1 vị trí bất kỳ trên desktop, chọn View và bỏ đi tùy chọn Show desktop Icons.




Tiến hành bước ngược lại như trên để hiển thị trở lại các biểu tượng trên desktop.

Bây giờ, với bộ ứng dụng trên desktop, Windows của bạn không chỉ đẹp mắt hơn và quá trình sử dụng máy tính trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn, với một phong cách hoàn toàn mới, tương tự như phong cách trên smartphone.

Đặc biệt, nếu lo lắng rằng bộ ứng dụng này sẽ làm tốn thêm tài nguyên trên hệ thống thì bạn có thể an tâm, bởi lẽ khi sử dụng toàn bộ các ứng dụng, dung lượng RAM mà chúng chiếm dụng chỉ ở mức trên dưới 15MB.

(http://forum.so1vn.vn)

Tăng tốc phần cứng | Tang toc phan cung

Tăng tốc phần cứng | Tang toc phan cung

Phần cứng máy tính, nhất là máy tính để bàn có thể hoạt động cao hơn so với mức chuẩn mà nhà sản xuất (NSX) công bố. Điện thoại di động cũng vậy. Bài viết hướng dẫn các cách “mở khóa” sức mạnh để chúng có thể hoạt động nhanh hơn, mạnh hơn qua việc ép xung (overclock).

Lưu ý là việc “đẩy” tốc độ lên giới hạn cao hơn có thể ảnh hưởng đến tính ổn định của phần cứng hoặc thậm chí gây hỏng hóc. Do đó hãy thực hiện việc này 1 cách cẩn thận, bạn sẽ nhận được kết quả tương xứng.

Hình 1. Ép xung card đồ họa bằng tiện ích Overdrive tích hợp trong trình điều khiển Catalyst Control Center hoặc thiết lập trực tiếp những giá trị của BXL, RAM trong BIOS.


Phần Cứng

Bạn muốn máy tính hoạt động nhanh hơn, khả năng xử lý mạnh hơn mà không cần phải nâng cấp phần cứng, hãy nghĩ đến việc ép xung chúng. Ép xung là quá trình tinh chỉnh, thay đổi các giá trị mặc định của phần cứng (thường là với BXL, card đồ họa và RAM) để chúng hoạt động cao hơn so với mức chuẩn.

Tuy nhiên, để hệ thống hoạt động ổn định và hiệu quả khi ép xung đòi hỏi bạn đọc phải có kiến thức, kinh nghiệm về phần cứng, sự kiên nhẫn và cả việc chấp nhận rủi ro hỏng hóc. Ngoài ra, một số NSX phần cứng có thể từ chối bảo hành với những hỏng hóc vật lý xảy ra trong quá trình ép xung. Do đó, bạn nên tìm hiểu kỹ chính sách bảo hành của hãng trước khi thực hiện việc này.

CHUẨN BỊ

Trước khi bắt tay vào việc, bạn cần chuẩn bị 1 số tiện ích sau để giám sát những thay đổi tốc độ của phần cứng và kiểm tra tính ổn định trong quá trình ép xung.

- CPU-Z (find.pcworld.com/71805) giúp kiểm tra tốc độ BXL, cung cấp những thông số quan trọng của BXL, BMC, RAM và card đồ họa.

- HWMonitor (cpuid.com/hwmonitor.php) tuy không thể liệt kê thông số kỹ thuật của thiết bị phần cứng máy tính nhưng HWMonitor tỏ ra rất hữu dụng trong việc theo dõi nhiệt độ các phần cứng này khi hoạt động. Đây cũng là 1 trong những tiện ích không thể thiếu khi ép xung.

- RivaTuner (downloads.guru3d.com), tiện ích ép xung được nhiều “tay chơi” sử dụng, tương thích tốt với card đồ họa sử dụng AMD lẫn nVidia.

- nVidia System Tools (www.nvidia.com/object/nvidia_system_tools_6.06.html), tiện ích ép xung riêng cho card đồ họa nVidia.

- AMD Overdrive, tiện ích ép xung riêng cho card đồ họa AMD. Overdrive được tích hợp trong trình điều khiển Catalyst Control Center (find.pcworld.com/71807).

- Prime95 của GIMPS Project (find.pcworld.com/71837) hoặc LinX (find.pcworld.com/71806) để kiểm tra tính ổn định của BXL. Heaven 2.0 (find.pcworld.com/71809) kiểm tra tính ổn định card đồ họa và MemTest (find.pcworld.com/71829) kiểm tra RAM.

Ngoài ra, bạn cũng cần dọn dẹp bên trong thùng máy gọn gàng, tạo sự thông thoáng, đảm bảo khả năng tản nhiệt của linh kiện phần cứng. Để hoạt động ổn định ở chế độ ép xung thì phần cứng sẽ tiêu thụ điện nhiều hơn đồng thời cũng “nóng bỏng” hơn. Do đó, ngoài việc đảm bảo công suất bộ nguồn đủ đáp ứng cho toàn hệ thống thì bạn cũng cần phải bổ sung quạt làm mát hoặc tốt nhất là trang bị bộ tản nhiệt chất lỏng (liquid cooling system) cho hệ thống.

Hình 2. CPU-z giúp ghi nhận sự thay đổi thông số BXL và RAM khi ép xung.

THỰC HIỆN

Bộ xử lý (CPU)

Xung nhịp bộ xử lý (core speed) mà NXS công bố được quyết định bởi 2 yếu tố là tốc độ bus hệ thống (bus speed hay FSB) và hệ số nhân (multiplier), tính theo công thức bus speed x multiplier. Về lý thuyết thì để tăng (hoặc giảm) xung nhịp bộ xử lý (BXL), bạn chỉ việc thay đổi giá trị của 1 trong 2 yếu tố trên. Trên thực tế, trừ các dòng cao cấp như Black Edition của AMD hoặc dòng K và Extreme Edition của Intel thì các dòng khác đều bị khóa hệ số nhân nên để tăng xung nhịp BXL thì bạn phải chọn cách thay đổi giá trị bus hệ thống.

Việc thay đổi bus hệ thống thường rất phức tạp vì có ảnh hưởng đến những phần cứng khác như RAM, card đồ họa, card mở rộng v.v... Do đó, để hệ thống hoạt động ổn định đòi hỏi bạn cũng phải thay đổi những thông số của RAM và cả mức điện áp tương ứng. Thay đổi hệ số nhân là cách đơn giản và dễ thực hiện hơn, chẳng hạn với BXL dòng K của Intel là Core i7-2600K có xung nhịp mặc định là 3,4GHz (bus hệ thống 99,8MHz và hệ số nhân là 34). Để thay đổi hệ số nhân, khởi động máy tính và nhấn phím Del (hoặc F1, F2...) tùy quy định của nhà sản xuất để vào BIOS Setup. Trong BIOS Setup Utility, chọn mục Performance và tăng giá trị multiplier lên 1 mức. Nhấn phím F10 để lưu thiết lập mới và khởi động lại máy tính vào môi trường Windows. Khởi chạy tiện ích CPU-z và kiểm tra xung nhịp BXL trong tab CPU, mục core speed và multiplier.

Lưu ý là những giá trị này có thể thay đổi tùy theo mức tải hệ thống và nhất là với những BXL hỗ trợ công nghệ Turbo Boost (BXL Intel) hoặc Turbo Core (BXL AMD). Nếu quá trình khởi động không xuất hiện lỗi bất thường hoặc tự khởi động lại, hãy chuyển sang bước kiểm tra tính ổn định của hệ thống với Prime95 hoặc LinX. Khởi chạy Prime95 và chọn chế độ Torture Test. Nếu máy tính vẫn hoạt động bình thường trong khoảng 4-8 tiếng thử nghiệm liên tục thì có thể xem là ổn định, có thể sử dụng cho công việc hàng ngày. Tiếp tục thực hiện những bước trên để tăng giá trị multiplier và chạy kiểm tra cho đến khi hệ thống xuất hiện lỗi màn hình xanh BSoD hoặc tự khởi động lại. Từ giới hạn này, hãy giảm hệ số nhân xuống 1 bậc hoặc tăng Vcore (điện áp nhân xử lý) và thử lại cho đến khi chọn được giá trị hợp lý.

Card đồ họa

So với trước đây thì việc ép xung card đồ họa hiện đã dễ dàng hơn rất nhiều với những công cụ “chính hãng” như tiện ích Overdrive của AMD hoặc System Tools của nVidia. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng tiện ích RivaTuner tương thích tốt với card đồ họa sử dụng AMD lẫn nVidia.

Trước tiên, bạn cần cài đặt trình điều khiển (driver) mới nhất của card đồ họa; tải về tại find.pcworld.com/71807 với card đồ họa nVidia hoặc find.pcworld.com/71807 với AMD. Kế tiếp, khởi chạy (hoặc kích hoạt) tiện ích ép xung tương thích với card đồ đang sử dụng và thực hiện các bước như với BXL bên trên.

Lưu ý là chỉ tăng xung nhịp GPU (core clock) hoặc xung nhịp bộ nhớ (mem clock) theo từng mức nhỏ (từ 5 – 10MHz), lưu giá trị mới, khởi động lại máy tính và kiểm tra tính ổn định với phép thử đồ họa Heaven 2.0 trước khi tiếp tục thay đổi giá trị xung nhịp cho đến khi hệ thống xuất hiện lỗi như máy tính tự khởi động lại, màu sắc hiển thị không đúng hoặc hiện tượng “xé hình” v.v… hãy quay lại giá trị trước đó và thử lại cho đến khi chọn được giá trị thích hợp nhất với card đồ họa sử dụng. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên theo dõi nhiệt độ card đồ họa trong quá trình ép xung để tránh tình trạng quá nhiệt.

Hình 3. Prime95 sẽ ép BXL hoạt động tối đa để kiểm tra tính ổn định, đảm bảo hệ thống hoạt động tốt khi ép xung.


Bộ nhớ (RAM)

Ngoài BXL và card đồ họa thì RAM cũng là phần cứng thường được ép xung nhiều nhất. Trường hợp sử dụng 2 thanh RAM chạy ở chế độ bộ nhớ kênh đôi (Dual Channel) đòi hỏi RAM phải đồng nhất về chất lượng, cùng số lượng chip nhớ, thông số kỹ thuật v.v… Để đáp ứng những điều kiện này thì RAM cặp (memory kit) sẽ là lựa chọn tốt nhất.

Có 2 cách để tăng tốc độ RAM là thay đổi bus hệ thống (bus speed hay FSB) hoặc thay đổi tỷ lệ giữa FSB và DRAM (FSB/DRAM ratio). Như đã đề cập bên trên thì việc thay đổi bus hệ thống sẽ ảnh hưởng đến những phần cứng khác, chỉ thích hợp với những “tay chơi” kỳ cựu. Cách dễ hơn là thay đổi FSB/DRAM ratio. Trước tiên, khởi chạy tiện ích CPU-Z, chọn tab Memory và ghi nhận những thông số của RAM bên dưới mục Timings. Khởi động lại máy tính, vào BIOS Setup, chọn mục Performance hoặc Configuration tùy phiên bản BIOS. Chẳng hạn với BMC Asus P5K PRO trong bài viết, chọn Advanced. JumperFree Configuration và thay đổi giá trị mục DRAM Frequency. Với DDR2 thì giá trị này nằm trong khoảng 533MHz đến 1066MHz và DDR3 là từ 800MHz đến 2133MHz. Lýu lại giá trị mới, khởi động máy vào môi trýờng Windows và sử dụng công cụ MemTest để kiểm tra tính ổn định.

GHI CHÚ

Khả năng ép xung của phần cứng được quyết định bởi chất lượng linh kiện phần cứng, phụ kiện hỗ trợ, “tay nghề” và sự đam mê của bạn. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu 1 số thủ thuật cơ bản trong việc ép xung những phần cứng có sẵn nhằm gia tăng hiệu năng chung của hệ thống. Mục đích là hỗ trợ công việc, học tập hoặc để giải trí tốt hơn chứ không nhắm đến việc đạt “thành tích” cao hơn, xa hơn. Nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn hoặc trở thành “tay chơi” thực sự (overclocker), bạn đọc có thể tham gia các diễn đàn chuyên về ép xung tại Việt Nam như vozforums.com, xtremevn.com.

NÂNG CẤP SSD

Ổ cứng thể rắn (solid state drive hay SSD) có nhiều ưu thế hơn so với ổ cứng truyền thống (hard disk drive - HDD), giúp cải thiện đáng kể hiệu suất hệ thống do có ưu thế vượt trội về tốc độ truy xuất (đọc/ghi) dữ liệu, khả năng chống sốc tốt hơn, êm và mát hơn khi hoạt động vì không có bộ phận chuyển động, dữ liệu của bạn sẽ an toàn hơn rất nhiều khi máy tính bị rơi hay va đập. Trở ngại lớn nhất của SSD hiện nay vẫn là tỷ lệ giá/dung lượng vẫn còn rất cao so với HDD. Ngoài ra, do sử dụng bộ nhớ flash NAND để lưu trữ dữ liệu nên dung lượng SSD có phần khiêm tốn hơn so với HDD truyền thống.


Hình 4. Nâng cấp SSD giúp cải thiện đáng kể hiệu suất hệ thống, thích hợp với người dùng thường xuyên di chuyển.

Về công nghệ bộ nhớ thì SSD chia làm 2 loại là sử dụng flash NAND SLC (Single Level Cell) chứa 1 bit dữ liệu trên mỗi ô nhớ (cell) và flash NAND MLC (Multi Level Cell) chứa 2 bit trên mỗi cell. So với SLC thì MLC có độ bền thấp, tốc độ truy xuất chậm hơn, thường được sử dụng trong SSD dòng phổ thông, giá rẻ trong khi flash NAND SLC có độ bền cao hơn, tốc độ truy xuất nhanh hơn, sử dụng trong SSD cao cấp. Bên cạnh đó, công nghệ SRT (Smart Response Technology) mới của Intel tích hợp trên các BMC chipset Z68 Express được giới thiệu trong thời gian tới sẽ tối ưu tốc độ truy xuất cho những cấu hình sử dụng SSD làm ổ đĩa chính (cài đặt HĐH) và HDD để lưu trữ dữ liệu. Tham khảo thêm 1 số công nghệ liên quan đến SSD trong bài viết ID: A1105_73.

1. Chọn SSD thích hợp

Hầu hết SSD hiện nay sử dụng giao tiếp SATA-2 (3Gb/s) và SATA-3 (6Gb/s). Nếu máy tính sử dụng giao tiếp đời cũ IDE hoặc SATA, bạn không nên nâng cấp SSD vì hiệu suất hệ thống cải thiện không đáng kể.
Kế tiếp, bạn cần chọn kích thước ổ đĩa phù hợp. Hầu hết MTXT (laptop) trang bị ổ cứng 2,5" trong khi với máy tính để bàn (desktop) thường dùng ổ cứng loại 3,5”. Để gắn SSD kích thước nhỏ hơn vào khoang 3,5” của desktop, bạn phải sử dụng phụ kiện chuyển đổi (2.5" to 3.5" SSD/SATA convert) dạng khay hoặc hộp thường đi kèm thùng máy, SSD hoặc mua bổ sung.

2. Khả năng nâng cấp

MTXT (laptop) đời cũ, nhất là 1 số model Macbook và Macbook Pro thường không dễ nâng cấp SDD. Dù Apple đã sử dụng SSD trong các dòng sản phẩm của mình từ khá lâu nhưng chỉ có những model Macbook Pro mới nhất hiện nay mới có khả năng tận dụng công nghệ TRIM nhằm duy trì hiệu năng SDD theo thời gian sử dụng.

Cũng cần lưu ý các phiên bản HĐH có hỗ trợ TRIM là Windows 7, Windows 2008 R2, Mac OS X Snow Leopard (10.6.6), Lion (10.7), các phiên bản OpenSolaris phát hành sau tháng 6.2010, FreeBSD 8.2. Tham khảo thêm thông tin trong bài viết ID: A1105_98. Nếu sử dụng Windows XP thì đây là thời điểm thích hợp để nâng cấp lên Windows 7 nhằm tối ưu hiệu suất SSD.

Bạn cũng cần kiểm tra và nâng cấp BIOS (nếu cần thiết) để hệ thống nhận dạng và hỗ trợ SSD tốt hơn. Tham khảo cách cập nhật BIOS trong bài viết ID: A0708_148. Lưu ý là BIOS của 1 số laptop đời cũ có thể không tương thích tốt với SSD. Sử dụng công cụ tìm kiếm như Bing hoặc Google từ khóa "model máy tính của bạn” và “SSD” để tìm hiểu những thông tin liên quan; nhất là những trục trặc có thể xảy ra trong quá trình nâng cấp SSD.

3. Nâng cấp SSD

Thao tác thay thế HDD cũ bằng SSD tương đối đơn giản. Với desktop, mở 2 nắp đậy bên hông thùng máy, sử dụng phụ kiện chuyển đổi để gắn SSD vào khoang 3,5” còn trống, gắn cáp dữ liệu và cáp nguồn cho SSD. Thực hiện tương tự với laptop, tháo pin, tìm vị trí gắn ổ cứng (thường nằm sau 1 tấm panel ở mặt lưng máy) và thay thế HDD cũ bằng SSD.

Sau khi nâng cấp SSD, tùy thuộc sự lựa chọn của bạn mà các bước tiếp theo sẽ khác nhau. Chẳng hạn bạn có thể cài mới hoàn toàn Windows 7 và những ứng dụng cần thiết cho công việc hoặc sử dụng tiện ích sao lưu hệ thống Norton Ghost, Acronis True Image để sao chép toàn bộ dữ liệu lưu trữ từ HDD sang SSD. Tham khảo cách thức sao lưu và khôi phục dữ liệu, thông tin cá nhân và các thiết lập trong 1 số ứng dụng quan trọng sau khi cài lại HĐH mà chúng tôi từng đề cập trong bài viết pcworld.com.vn/A0812_150 và pcworld.com.vn/A0901_129.

Lưu ý là SSD có dung lượng khá thấp so với HDD và tuổi thọ của mỗi ô nhớ được tính bằng số lần ghi giới hạn. Với những dữ liệu mang tính lưu trữ, bạn nên sao lưu vào các thiết bị lưu trữ khác như ổ cứng gắn ngoài, CD/DVD, v.v… Ngoài ra, để kéo dài thời gian sử dụng của SSD, ngoài việc hạn chế những thao tác ghi chép dữ liệu không cần thiết, bạn cũng cần nên lưu ý là có vài thiết lập của hệ điều hành và các tác vụ thông thường được thiết kế cho ổ đĩa cứng HDD không nên dùng với ổ SSD. Tham khảo thêm bài viết “Hiểu và sử dụng hiệu quả SSD” tại www.pcworld.com.vn/T1226370.

“ROOT” ĐIỆN THOẠI NỀN ANDROID

“Root” cho phép can thiệp sâu hơn vào điện thoại như mở khóa các tính năng ẩn, tùy biến các thiết lập, tinh chỉnh giao diện người dùng, tăng thời lượng pin và thậm chí là tăng xung nhịp BXL lên mức cao hơn. Hiện có rất nhiều thông tin không chính xác về việc root điện thoại, khiến người dùng băn khoăn, lo ngại các hư hỏng có thể xảy ra trong quá trình root. Chúng tôi không hướng dẫn cách root điện thoại nhưng những thông tin bên dưới sẽ giúp bạn tự tin hơn khi “độ” dế yêu.



Hình 5. “Root” điện thoại sẽ mở khóa các tính năng ẩn, tinh chỉnh giao diện người dùng, tăng thời lượng pin hoặc tăng xung nhịp BXL.

Root bị xem là bất hợp pháp? Không. Bạn mua điện thoại đồng nghĩa với việc bạn sở hữu chiếc điện thoại đó và có toàn quyền với nó. Tháng 7/2010, chính phủ Mỹ công nhận việc root điện thoại là hợp pháp.

Lợi ích hơn rắc rối? Root có thể giúp điện thoại chạy nhanh hơn, thời lượng pin dài hơn, bạn sẽ khám phá thêm nhiều chức năng mới như kết nối không dây miễn phí (free wireless tethering), các widget thông báo (notification-bar widgets).

Quá trình root điện thoại khá nhanh, tùy thuộc vào tay nghề của bạn. Khi root xong, bạn có thể cài đặt các ứng dụng (trực tiếp từ Android Market) cho điện thoại, bạn sẽ cảm nhận sự khác biệt so với khi chưa root. Việc cài đặt ROM tùy biến, thay thế hệ điều hành chính hãng bằng hệ điều hành tùy biến, sẽ mất nhiều thời gian, đòi hỏi nhiều khả năng về cài đặt và có ảnh hưởng đến dữ liệu lưu trữ trên điện thoại, nhưng nó đáng giá để thực hiện.Quá trình root phức tạp? Tùy trường hợp. Quá trình root điện thoại dễ hay khó tùy thuộc dòng điện thoại bạn sử dụng, chẳng hạn các điện thoại như Nexus One, Motorola Defy hay EVO 4G khá dễ. Bạn chỉ việc tải về công cụ root như Simple Root, Universal 1-Click hay Z4root. Khởi chạy công cụ và việc tiếp theo là chờ xem kết quả.

Ghi chú: các ứng dụng này không có trên Android Market nhưng bạn có thể dễ dàng tìm thấy trên Internet. Điều quan trọng là cần đọc kỹ thông tin hướng dẫn, khả năng tương thích với các dòng điện thoại của từng công cụ root. Chẳng hạn, Z4root hoạt động tốt với nhiều điện thoại nền Android khác nhau nhưng không “chơi” với hầu hết các điện thoại của HTC. Một vài ứng dụng root chỉ hoạt động tốt với các phiên bản Android 2.2 (Froyo) trở về trước, không làm việc với các phiên bản Android mới. Với các dòng điện thoại khác, quá trình root đòi hỏi phải kết nối điện thoại với máy tính, nhập vài dòng mã trên tiện ích đầu cuối. May mắn là nhiều ứng dụng root không yêu cầu điện thoại kết nối máy tính và thực hiện các thiết lập phức tạp. Hầu hết các ứng dụng root được viết cho Windows, Linux. Nếu sử dụng Mac, bạn sẽ gặp ít nhiều khó khăn.Điện thoại bị khóa khi root ? Khóa máy (bricking) có nghĩa là điện thoại của bạn hoàn toàn không thể sử dụng, ngoài việc làm… cục chặn giấy. Trong thực tế, các điện thoại nền Android rất hiếm khi bị khóa máy. Trước đây, điện thoại Droid X được cho là không thể root, nhưng hiện giờ thì Z4root đã có thể “khuất phục” Droid X. Lỗi thường dẫn đến tình trạng điện thoại bị khóa là do hết pin trong quá trình cài đặt ROM tùy biến. Lúc này hệ điều hành đang cài đặt dang dở và việc xử lý sự cố này khá phức tạp. Vì vậy, bạn nên sạc đầy pin trước khi cài đặt hệ điều hành hay ROM mới.

Nếu gặp tình trạng khởi động lặp lại, hãy kết nối điện thoại với máy tính và chạy lại vài đoạn mã. Tuy nhiên, nếu thích khám phá thì bạn có thể sẽ tìm ra cách khôi phục điện thoại về trạng thái như khi xuất xưởng.

Điều cần lưu ý nữa là không phải bất kỳ điện thoại nào cho phép root là đều có thể root. Các ROM khác nhau làm việc với các điện thoại khác nhau. Ngay cả với CyanogenMod, công cụ root khá phổ biến với khả năng tương tích nhiều dòng điện thoại khác nhau, cũng không chắc là hoạt động tốt với điện thoại bạn đang dùng. Vì vậy hãy kiểm tra kỹ tính tương thích giữa công cụ và điện thoại trước khi root.Hỗ trợ điện thoại root? Tương tự việc ép xung phần cứng máy tính thì nhiều hãng cũng từ chối bảo hành với những điện thoại đã root. Tuy nhiên, những người dùng kinh nghiệm cho biết việc root máy sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn là các rủi ro. Nếu bạn là người cẩn trọng, hãy thực hiện việc này khi “dế yêu” đã hết thời gian bảo hành.

Thay cho sự hỗ trợ từ hãng, bạn có thể nhận được sự trợ giúp từ các diễn đàn (forum), cộng đồng root điện thoại. Chẳng hạn CyanogenMod hoặc XDA Developers cung cấp khá đầy đủ các bước thực hiện việc root điện thoại. Nếu không tìm thấy thông tin cần thiết, hãy đặt câu hỏi và các thành viên trên diễn đàn sẽ trả lời cho bạn. Nếu cần giúp đỡ nhanh, hãy dùng tính năng trò chuyện trực tuyến (IRC chat) để kết nối với các thành viên trên diễn đàn, bạn sẽ nhận được những lời khuyên hữu ích.

Khi tham gia các diễn đàn, cộng đồng root điện thoại, bạn sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ những người đi trước, biết được nên ép xung BXL đến mức nào là an toàn và điện thoại sẽ hoạt động ổn định. Chẳng hạn Motorola Droid có thể hoạt động nhanh và ổn định, thời lượng pin cũng khá dài khi “đẩy” BXL lên mức 1.100MHz (nhanh gấp đôi tốc độ mặc định 550MHz). Tuy nhiên khi vượt qua mức này thì bộ xử lý khá nóng và điện thoại xuất hiện lỗi.Điện thoại quá nóng hay phát nổ? Một trong những lợi ích của root là khả năng ép xung bộ xử lý hoặc kéo dài thời lượng dùng pin. Việc ép xung sẽ khiến điện thoại nóng hơn so với bình thường và bạn có thể thiết lập ngưỡng an toan để đảm bảo điện thoại không phát nổ do quá nhiệt. SetCPU là ứng dụng phổ biến cho việc thay đổi xung nhịp BXL (overclocking hay underclocking), cho phép cài đặt, chạy thử các profile khác nhau.

So sánh Google Apps, Office 365 và Zoho Docs | So sanh Google Apps, Office 365 va Zoho Docs

So sánh Google Apps, Office 365 và Zoho Docs | So sanh Google Apps, Office 365 va Zoho Docs

Những tính năng hay của của Firefox | Nhung tinh nang hay cua cua Firefox

Những tính năng hay của của Firefox | Nhung tinh nang hay cua cua Firefox

Rainmeter đã trở nên phổ biến với người dùng máy tính từ rất lâu với khả năng làm đẹp cho Windows vượt trội hơn so với các phần mềm cùng loại khác.
Với phần mềm mạnh mẽ này, chúng ta sẽ cùng nhau tạo ra một bộ mặt mới cho Windows, một bộ mặt mang phong cách họa sĩ tranh chì độc đáo.

Các công cụ cần thiết

Phần mềm Rainmeter 2.1 tải tại đây (bản 2.0 không hoạt động được với bộ giao diện này).

Phần mềm RocketDock tải tại đây.

Bộ Skin vẽ chì độc đáo cho Rainmeter tải tại đây.

Bộ Icon vẽ chì tải tại đây.

Tiến hành cài đặt

Đầu tiên, các bạn tải và cài đặt phần mềm Rainmeter phiên bản 2.1 vào máy.


Sau khi cài đặt bạn hãy tạm tắt Rainmeter đi và tiến hành giải nén bộ Skin ở trên. Bên trong bộ Skin này tác giả cung cấp cho bạn 2 file hình nền và 1 file Skin của Rainmeter.


Chạy file .rmskin để tự động cài skin này vào Rainmeter.


Do bộ skin này vẫn chưa được tác giả thêm mã kích hoạt sau khi cài đặt, nên bạn sẽ phải tự tắt các skin cũ bằng tay rồi bật lần lượt các gadget của skin mới lên. Để tắt các skin cũ bạn click chuột phải vào các cửa sổ gadget và chọn Close skin.


Tiếp tục click chuột phải vào biểu tượng của Rainmeter trên thanh công cụ và chọn Manage.


Cửa sổ mới hiện lên, tại tab Skin bạn load những gadget mà bạn cảm thấy cần thiết và xếp chúng vào vị trí các tờ giấy trắng trên hình nền đính kèm bộ skin để tạo cảm giác thật hơn cho các Icon vẽ chì này.


Kết quả thu được sẽ như sau.


Nếu cảm thấy chưa hài lòng, các bạn có thể sử dụng thêm phần mềm RocketDock để tạo thanh Dock bơm phồng các Icon chì này lên khi di chuột vào. Bộ Icon chì cũng đã đính kèm ở trên, bạn có thể dùng nó để thay thế các Icon trên Taskbar.



(http://forum.so1vn.vn)

Giao diện đẹp cho Windows | Giao dien dep cho Windows

Giao diện đẹp cho Windows | Giao dien dep cho Windows

Rainmeter đã trở nên phổ biến với người dùng máy tính từ rất lâu với khả năng làm đẹp cho Windows vượt trội hơn so với các phần mềm cùng loại khác.
Với phần mềm mạnh mẽ này, chúng ta sẽ cùng nhau tạo ra một bộ mặt mới cho Windows, một bộ mặt mang phong cách họa sĩ tranh chì độc đáo.

Các công cụ cần thiết

Phần mềm Rainmeter 2.1 tải tại đây (bản 2.0 không hoạt động được với bộ giao diện này).

Phần mềm RocketDock tải tại đây.

Bộ Skin vẽ chì độc đáo cho Rainmeter tải tại đây.

Bộ Icon vẽ chì tải tại đây.

Tiến hành cài đặt

Đầu tiên, các bạn tải và cài đặt phần mềm Rainmeter phiên bản 2.1 vào máy.


Sau khi cài đặt bạn hãy tạm tắt Rainmeter đi và tiến hành giải nén bộ Skin ở trên. Bên trong bộ Skin này tác giả cung cấp cho bạn 2 file hình nền và 1 file Skin của Rainmeter.


Chạy file .rmskin để tự động cài skin này vào Rainmeter.


Do bộ skin này vẫn chưa được tác giả thêm mã kích hoạt sau khi cài đặt, nên bạn sẽ phải tự tắt các skin cũ bằng tay rồi bật lần lượt các gadget của skin mới lên. Để tắt các skin cũ bạn click chuột phải vào các cửa sổ gadget và chọn Close skin.


Tiếp tục click chuột phải vào biểu tượng của Rainmeter trên thanh công cụ và chọn Manage.


Cửa sổ mới hiện lên, tại tab Skin bạn load những gadget mà bạn cảm thấy cần thiết và xếp chúng vào vị trí các tờ giấy trắng trên hình nền đính kèm bộ skin để tạo cảm giác thật hơn cho các Icon vẽ chì này.


Kết quả thu được sẽ như sau.


Nếu cảm thấy chưa hài lòng, các bạn có thể sử dụng thêm phần mềm RocketDock để tạo thanh Dock bơm phồng các Icon chì này lên khi di chuột vào. Bộ Icon chì cũng đã đính kèm ở trên, bạn có thể dùng nó để thay thế các Icon trên Taskbar.



(http://forum.so1vn.vn)

Giao diện đẹp cho Windows | Giao dien dep cho Windows

Giao diện đẹp cho Windows | Giao dien dep cho Windows

Rainmeter đã trở nên phổ biến với người dùng máy tính từ rất lâu với khả năng làm đẹp cho Windows vượt trội hơn so với các phần mềm cùng loại khác.
Với phần mềm mạnh mẽ này, chúng ta sẽ cùng nhau tạo ra một bộ mặt mới cho Windows, một bộ mặt mang phong cách họa sĩ tranh chì độc đáo.

Các công cụ cần thiết

Phần mềm Rainmeter 2.1 tải tại đây (bản 2.0 không hoạt động được với bộ giao diện này).

Phần mềm RocketDock tải tại đây.

Bộ Skin vẽ chì độc đáo cho Rainmeter tải tại đây.

Bộ Icon vẽ chì tải tại đây.

Tiến hành cài đặt

Đầu tiên, các bạn tải và cài đặt phần mềm Rainmeter phiên bản 2.1 vào máy.


Sau khi cài đặt bạn hãy tạm tắt Rainmeter đi và tiến hành giải nén bộ Skin ở trên. Bên trong bộ Skin này tác giả cung cấp cho bạn 2 file hình nền và 1 file Skin của Rainmeter.


Chạy file .rmskin để tự động cài skin này vào Rainmeter.


Do bộ skin này vẫn chưa được tác giả thêm mã kích hoạt sau khi cài đặt, nên bạn sẽ phải tự tắt các skin cũ bằng tay rồi bật lần lượt các gadget của skin mới lên. Để tắt các skin cũ bạn click chuột phải vào các cửa sổ gadget và chọn Close skin.


Tiếp tục click chuột phải vào biểu tượng của Rainmeter trên thanh công cụ và chọn Manage.


Cửa sổ mới hiện lên, tại tab Skin bạn load những gadget mà bạn cảm thấy cần thiết và xếp chúng vào vị trí các tờ giấy trắng trên hình nền đính kèm bộ skin để tạo cảm giác thật hơn cho các Icon vẽ chì này.


Kết quả thu được sẽ như sau.


Nếu cảm thấy chưa hài lòng, các bạn có thể sử dụng thêm phần mềm RocketDock để tạo thanh Dock bơm phồng các Icon chì này lên khi di chuột vào. Bộ Icon chì cũng đã đính kèm ở trên, bạn có thể dùng nó để thay thế các Icon trên Taskbar.



(forum.so1vn.vn)

Tuesday, August 30, 2011

Khám phá Windows 8 | Kham pha Windows 8

Khám phá Windows 8 | Kham pha Windows 8

Windows 8 , phiên bản tiếp theo của hệ điều hành từ Microsoft dự kiến sẽ có các tính năng mới và rất nhiều cải tiến vượt bật sẽ được tích hợp.Và hôm nay Microsoft đã phát hành thêm thông tin về cửa sổ Explorer trong phiên bản sắp tới. Một trong những thay đổi lớn là giao diện ribbon tương tự trong Office 2010 và giao diện ribbon này đi kèm với rất nhiều công cụ ẩn trong Windows 7.



Menu file cũng đã trải qua những thay đổi và có vẻ tương tự như giao diện người dùng Office.



Giao diện ribbon cung cấp các tác vụ khác như xem hình ảnh, tài liệu, các công cụ đĩa…



Các lợi ích chính của giao diện mới này:

- Cho thấy nhiều tính năng ẩn mà họ đã sử dụng nhưng có yêu cầu tiện ích của bên thứ ba để sử dụng trong giao diện người dùng Explorer.


- Cung cấp các phím tắt cho tất cả các lệnh trong ribbon.


- Cung cấp các tùy biến giao diện người dùng với các thanh công cụ truy cập nhanh, chúng ta trở lại một mức độ tuỳ biến cơ bản là tương đương với Windows XP.


(http://forum.so1vn.vn)

Sử dụng pin iPhone đúng cách | Su dung pin iPhone dung cach

Sử dụng pin iPhone đúng cách | Su dung pin iPhone dung cach

Nếu bảo quản pin iPhone đúng cách, bạn có thể sử dụng iPhone với thời lượng lâu dài. Tuy nhiên, không hẳn mỗi người đang sở hữu iPhone đều có cách sử dụng pin iPhone hợp lí. Sau đây là những gợi ý bảo quản và sử dụng pin iPhone có thể mang lại tuổi thọ lâu nhất cho viên pin iPhone của bạn.

Trước tiên, các bạn cần nắm một số thông tin cơ bản về chất liệu và cơ chế hoạt động của pin iPhone.

iPhone sử dụng pin Li-Ion:

Pin của iPhone thuộc chủng loại Li-Ion, sử dụng kim loại Lithium (Liti) để chế tạo. Pin của iPhone không có hiện tượng bị tinh thể muối bám vào khi vẫn cắm sạc dù pin đã đầy, nên người dùng hoàn toàn yên tâm về thời gian sạc pin iPhone. Thậm chí, các chuyên gia còn rất khuyến khích việc cắm sạc cho iPhone qua đêm vì nó giữ cho pin trong trạng thái hoạt động.




Tuổi thọ của pin iPhone:

Tuy không bị hiện tượng chai pin nhưng theo thời gian, pin của iPhone vẫn sẽ giảm dần khả năng chứa năng lượng. Quá trình này diễn ra nhanh hay chậm, phụ thuộc và việc sử dụng và thao tác sạc pin của người dùng.




Pin iPhone có thể thay được

Kể từ chiếc iPhone đầu tiên đến nay, Apple vẫn luôn gắn liền pin iPhone ngay trong máy và người dùng không thể tháo rời được. Tuy nhiên, Apple cũng đã có dịch vụ thay thế pin iPhone, còn với người dùng ở Việt Nam, các bạn có thể dễ dàng tìm đến các dịch vụ thay thế pin trên thị trường.




Bảo quản và sử dụng pin iPhone đúng cách!

- Với những người lần đầu mở hộp iPhone, các bạn không nên sử dụng ngay mà hãy cắm sạc ít nhất 5 tiếng.

- Việc sạc pin không phụ thuộc vào dung lượng pin đang còn, mà chỉ phụ thuộc vào chu kì cạn và phục hồi dung lượng. Vì vậy, bạn có thể sạc bất kì lúc nào mà không lo về vấn đề chai pin.

- Nên sạc pin bằng ổ cắm, hạn chế sạc bằng cáp nối với máy tính.

- Trong quá trình sạc pin, không nên sử dụng điện thoại.

- Nên để điện thoại nơi thoáng mát để sạc, nếu có bao điện thoại thì nên gỡ ra trước khi sạc (nếu dễ mở). Sau khi sạc đầy 100%, nên để thêm khoảng 15 đến 30 phút.

- Theo lời khuyên của các chuyên gia thì việc xả pin sau khoảng 2 tháng sử dụng là cần thiết để bảo đảm pin hoạt động được bền lâu. Sau khi xả cạn pin, để điện thoại nghỉ khoảng 5 giờ, rồi mới sạc lại.

- Trong quá trình sử dụng iPhone, nên hạn chế các tác vụ nặng nề, làm iPhone phải rút năng lượng từ pin quá cao, khiến pin mau bị “xuống sức”.

(http://forum.so1vn.vn)

Touchpad và những điều bạn chưa biết | Touchpad va nhung dieu ban chua biet

Touchpad và những điều bạn chưa biết | Touchpad va nhung dieu ban chua biet

Với Scrybe, touchpad trên các laptop hay netbook trở nên có ích hơn.
Với laptop và netbook, touchpad (bàn di chuột) chỉ đơn thuần dùng để thay thế cho chuột máy tính. Tất nhiên là nó không thể linh hoạt bằng chuột máy tính được, trong một số trường hợp thì touchpad sẽ gây bất tiện cho người dùng như khi bạn đang chat hoặc soạn thảo văn bản và vô tình để tay chạm vào touchpad khiến con trỏ chuột bị dời đi chỗ khác.

Chính vì thế một số người sử dụng laptop hay netbook thường vô hiệu hóa touchpad để sử dụng chuột ngoài. Hiện nay, một số laptop và netbook đời mới được trang bị touchpad có hỗ trợ cảm ứng đa điểm do đó touchpad đã trở nên hữu dụng hơn một chút. Tuy nhiên một số người vẫn tỏ ra không ưa touchpad cho lắm. Nếu bạn là một người như thế, hãy sử dụng ứng dụng mang tên Scrybe để nhận thấy touchpad mà mình bỏ rơi bấy lâu nay vẫn còn giá trị sử dụng và có thể bạn sẽ thay đổi quan niệm về touchpad.

Scrybe là chương trình hỗ trợ cho touchpad của Synaptics được sử dụng trên hầu hết laptop của các hãng sản xuất nổi tiếng. Khi sử dụng Scrybe, bạn sẽ có thể truy cập nhanh các ứng dụng và trang web hay thực hiện một số thao tác đơn giản như copy, paste bằng cách vẽ lên touchpad các hình vẽ tương ứng.

Cài đặt

Trước khi cài đặt Scrybe, bạn hãy tải về và cài đặt ứng dụng Synaptics Pointing DeviceDriver phù hợp với phiên bản Windows mà mình đang sử dụng tại đây. Bạn có thể tải Synaptics tại đây, khi hoàn thành việc cài đặt hãy khởi động lại hệ thống để các thay đổi có tác dụng.

Hộp thoại Synaptics Pointing Device Settings sẽ xuất hiện khi bạn khởi động vào lại Windows. Nếu không muốn nó xuất hiện ở những lần sau, bạn hãy bỏ chọn mục Show this screen at startup.


Tiếp theo bạn hãy thực hiện việc cài đặt Scrybe. Bạn có thể tải xuống Scrybe tại đây.

Bấm vào tùy chọn Yes, I want to help improve Scrybe.


Nếu muốn sử dụng Yahoo! Toolbar, bạn hãy bấm vào tùy chọn Yahoo! Toolbar Featuring Scrybe – improve your search experience.


Sau khi cài đặt xong, bạn hãy khởi động lại máy tính để các thiết lập được thay đổi.

Sử dụng

Bạn sẽ thấy biểu tượng hình mũi tên của Scrybe nằm ở khay hệ thống, bấm đúp chuột vào đó hoặc bấm chuột phải và chọn Scrybe Settings. Giao diện của chương trình sẽ xuất hiện như ở hình dưới.


Ở mục bên trái, các bạn sẽ thấy các hình vẽ và biểu tượng đi kèm với các ứng dụng tương ứng. Để có một cái nhìn tổng quát hơn về các thao tác cảm ứng trên touchpad, bạn hãy bấm vào nút Gesture List để xem toàn bộ các hình vẽ và biểu tượng cũng như tính năng của chúng.

Để “tập vẽ” một biểu tượng nào đó bạn hãy bấm chọn vào hình tương ứng ở bên trái sau đó bấm Practice. Khi bạn vẽ đúng thì ô tròn màu xanh sẽ sáng lên còn nếu bạn vẽ chưa được “chuẩn” ô tròn màu đỏ sẽ sáng lên để thông báo.



Khi đã quen thuộc với các hình vẽ của Scrybe, để sử dụng chương trình bạn có thể kích hoạt Scrybe bằng chạm cùng lúc 3 ngón tay lên touchpad, một bàn di chuột ảo sẽ xuất hiện trên màn hình để bạn vẽ lên đó. Ngoài ra có một cách khác đó là bấm tổ hợp phím Ctrl + Shift rồi rê đầu ngón tay trên touchpad để vẽ. Nếu bạn vẽ đúng, tác vụ tương ứng với hình hoặc biểu tượng đó sẽ được thực hiện. Chẳng hạn như để mở yahoo mail, bạn hãy đặt 3 đầu ngón tay lên touchpad rồi vẽ biểu tượng @, trang web yahoo mail sẽ được mở ra.

Thay đổi các thao tác mặc định

Ban đầu chương trình cung cấp cho bạn một số biểu tượng có sẵn và bạn không thể thay đổi các biểu tượng cũng như hình vẽ này, bạn chỉ có thể thay đổi các tác vụ được thực hiện như những ứng dụng và trang web mở ra. Ví dụ nếu muốn thay đổi tùy chọn Search của Scrybe từ Yahoo sang Google, bạn hãy mở hộp thoại Scrybe Settings lên rồi chọn biểu tượng Search sau đó bấm vào biểu tượng cái cờ lê.

Ở mục Visit thay đổi tùy chọn từ Yahoo sang Google.

Thêm thao tác cảm ứng mới

Nếu bạn cảm thấy các tùy chọn của Scrybe vẫn chưa đủ làm bạn thỏa mãn thì chương trình cũng cho phép bạn thêm vào các hình vẽ hay biểu tượng mới để mở các trang web hay ứng dụng mà mình thích. Để thực hiện việc thêm mới các biểu tượng cho Scrybe, bạn hãy bấm vào biểu tượng dấu cộng màu xanh, một hộp thoại sẽ mở ra như hình bên dưới.


Bấm vào mục symbol, sẽ có một danh sách các biểu tượng và hình vẽ để bạn chọn. Bạn hãy gõ vào một cái tên cho biểu tượng này ở phần name. Ở mục Type sẽ có các tùy chọn cho biểu tượng này bao gồm: Visit Website để mở một trang web, Lauch Application để mở một ứng dụng và Shortcuts để thực hiện các phím tắt.

Dòng bên dưới cho phép bạn gõ địa chỉ trang web, đường dẫn của ứng dụng và các phím tắt. Sau khi thực hiện xong, bấm OK để lưu lại các thiết lập. Vậy là sau này để thực hiện tác vụ mà mình mong muốn, bạn chỉ cần vẽ theo các biểu tượng hay hình vẽ tương ứng. Nếu không vừa ý và muốn xóa một tác vụ thêm vào, bạn hãy rê chuột vào hình tương ứng và bấm vào nút dấu trừ màu đỏ để loại bỏ nó khỏi danh sách.